DeFi là gì? Muốn đầu tư DeFi thành công nên đọc

Ngày đăng

DeFi là gì? Tiêu chí chọn coin DeFi như thế nào? Tìm hiểu về bản chất, thành phần và tiềm năng trong DeFi ngay nào !

DeFi là gì?

DeFi (viết tắt của Decentralized Finance) là nền tảng tài chính phi tập trung mà trong đó các tổ chức, thị trường hoặc các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung. Hay nói cách khác, DeFi sẽ tận dụng Blockchain để tạo nên một nền tài chính mở; nơi mọi người đều có thể truy cập ở bất kỳ lúc nào và ở đâu mà không chịu sự chi phối của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.

DeFi luôn đi kèm với “Non-Custodial” tức là không ủy thác. Vậy nên nó còn được gọi với tên khác là tài chính mở. DeFi có thể là gửi tiết kiệm, cho vay, đi vay, thanh toán hóa đơn,…

Bản chất của DeFi

DeFi chính là ứng dụng thiết thực nhất của blockchain. Nó tận dụng được các ưu điểm của blockchain. Bao gồm:

  • Tính phi tập trung (Decentralized).
  • Tính phân tán (Distributed).
  • Tính minh bạch (Transparent).
  • Không cần sự cho phép và sự ủy thác
  • Chi phí thấp

Các bạn có thể tham khảo thêm Blockchain là gì để hiểu rõ hơn về những tính chất và cách hoạt động của Blockchain.

Ảnh minh họa

Cách DeFi hoạt động

Dưới đây là một số cách DeFi hành động:

  • Cho vay: Cho vay tiền mã hóa để kiếm tiền lãi và phần thưởng mỗi phút.
  • Nhận khoản vay: Vay tiền nhanh mà không phải làm thủ tục giấy tờ nào; đặc biệt là một số khoản vay nhanh cực kỳ ngắn hạn mà các tổ chức tài chính thông thường không cho phép.
  • Giao dịch: Thực hiện các giao dịch ngang hàng đối với một số tiền mã hóa mà không cần đến môi giới
  • Tiết kiệm cho tương lai: Bạn khóa token và nhận được lãi suất tốt hơn các ngân hàng.
  • Mua các sản phẩm phái sinh: Đặt cược ngắn hạn hoặc dài hạn một số tài sản nhất định là phiên bản tiền mã hoá của quyền chọn cổ phiếu hoặc hợp đồng tương lai.

Tại sao DeFi lại quan trọng trong thị trường tiền mã hóa?

DeFi đã và đang có tiềm năng tạo ra thị trường tài chính dữ liệu mở, tự do và công bằng; đặc biệt bất kỳ ai cũng có quyền truy cập. Các giao dịch thì hoàn toàn minh bạch và được xác minh bởi những người dùng khác trên mạng lưới.

Bên cạnh đó, dữ liệu blockchain có khả năng chống giả mạo, an toàn và có thể dễ dàng kiểm tra. Người dùng có thể duy trì toàn quyền kiểm soát tài sản của mình thông qua các ứng dụng ngang hàng hoặc phi tập trung.

Ảnh minh họa

DeFi được sử dụng trong trường hợp nào?

Sau đây sẽ là một số phương thức phổ biến mà người dùng đang tương tác với DeFi:

  • Vay và cho vay: Các giao thức cho vay mở giúp quá trình cho vay trở nên rẻ và nhanh hơn và nhiều người có thể cùng sử dụng.
  • Quản lý tài sản: Cung cấp các công cụ giúp người dùng quản lý tài sản dễ dàng hơn bao giờ hết đồng thời cho phép bạn cài đặt dữ liệu ở chế độ riêng tư. Thậm chí bạn có thể kiếm được tiền lãi và tiền thưởng.
  • Các sàn giao dịch phi tập trung (DEX): Cho phép bạn giao dịch tài sản kỹ thuật mà không cần một bên trung gian. Phí trên các sàn này sẽ thấp hơn và người dùng có toàn quyền kiểm soát tài sản của họ.
  • Stablecoin: Một loại tiền mã hóa có mối liên hệ với tài sản nhằm giảm sự biến động, nó được kết nối chặt chẽ với không gian DeFi. Khi giá tiền mã hóa biến động các stablecoin giúp người dùng tránh được việc thua lỗ trong các giai đoạn biến động gia tăng.

Ứng dụng của DeFi

Vay và cho vay

Các nền tảng cho vay và vay cung cấp cho người dùng khoản vay mà không cần đến mất cứ trung gian nào; chẳng hạn như BlockFi. Hiện tại blockchain EOS và Ethereum là những blockchain phổ biến trong việc triển khai các nền tảng vay cũng như cho vay của DeFi. Một số nền tảng nổi tiếng ở mảng này phải kể đến như: Dharma và Compound.

Quản lý tài sản

Các công cụ quản lý tài sản luôn đóng vai trò quan trọng như một người giám sát tài sản; nhưng không tham gia dịch vụ nào. Chúng cung cấp các ứng dụng ví và nhiều công cụ khác giúp chủ sở hữu tiền điện tử quản lý tài sản của họ.

Khi thiết lập ví hoặc tìm hiểu các vấn đề trên thị trường, các nhà đầu tư có thể gặp phải nhiều khó khăn. Đây chính là lúc công cụ quản lý tài sản phát huy khả năng của mình.

Ảnh minh họa

Phái sinh

Các công cụ phái sinh của DeFi rất linh hoạt, chúng có thể phát hành thành một hợp đồng phái sinh mã hóa và tự hiện hoàn toàn tự động. Hình thức phái sinh được sử dụng để bảo vệ nhà đầu tư khỏi biến động giá. Một số ứng dụng điển hình như UMA, Synthetix.

Bảo hiểm với DeFi

Các giao thức bảo hiểm sẽ giúp cho người dùng có được những chính sách bảo hiểm dựa trên hợp đồng và sở hữu các tài sản số thông qua pooling funds nhằm xử lý các khiếu nại cá nhân. Một cái tên nổi tiếng phải kể đến Nexus Mutual – đây là bảo hiểm phi tập trung dựa trên Ethereum; cho phép bất cứ nhà đầu tư khi mua bảo hiểm hoặc đóng góp vốn để giúp giải quyết các khiếu nại thông qua giao thức chia sẻ rủi ro.

DeFi đang rất được quan tâm vì nó khắc phục rất tốt những gì mà CeFi chưa làm được. Hy vọng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu rõ DeFi là gì và tìm được chiến lược đầu tư phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

DeFi coin là gì? Tiêu chí chọn DeFi coin tiềm năng

Ảnh minh họa

DeFi coin là đồng coin/token được phát hành bởi các dự án DeFi.

Tương tự như việc đầu tư các dự án khác trong thị trường, bạn cần chọn lọc & tìm hiểu kĩ trước khi đưa ra quyết định đầu tư nào của riêng mình.

Dưới đây là một số tiêu chí bạn cần nắm khi chọn lọc đầu tư vào các DeFi coin.

  • Coin đại diện cho dự án nào? Dự án thuộc mảng nào của thị trường DeFi?
  • Dự án phát triển trong hệ sinh thái nào? Có tác động lớn trong hệ sinh thái hay không?
  • Được rót vốn bởi các quỹ hay nhà đầu tư uy tín.
  • Đội ngũ phát triển dự án có kinh nghiệm xây dựng sản phẩm, giúp sản phẩm vượt qua các giai đoạn khó khăn như bị hack hay downtrend.
  • Dự án định vị đúng trend hiện tại. Hoặc nếu dự án không phát triển theo trend, thì phải phát triển và xây dựng trong phân khúc thiết yếu.
  • Có các sản phẩm, ứng dụng có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng, mang lại trải nghiệm người dùng tốt.
  • Đội ngũ biết cách xây dựng tokenomics để mang về giá trị cho token.

Tuy nhiên, để đánh giá bất kỳ dự án nào, không riêng dự án DeFi hay coin DeFi, bạn cần lưu ý:

  • Tất cả đánh giá đều sẽ mang tính thời điểm cao và có thể không phù hợp trong tương lai vì Crypto thay đổi rất nhanh.
  • Các dự án DeFi có thể hoạt động mà không cần phải có token vì vậy không phải dự án DeFi nào cũng có đồng coin/token.

Lời kết

Đây là bài viết tổng quan về DeFi, cụ thể,chúng ta đã tìm hiểu kỹ về bản chất,thành phần,tiềm năng và cơ hội đầu tư trong DeFi. Với bài viết này, hi vọng các bạn đã có thể nắm được một phần nào đó kiến thức về DeFi. Chúc các bạn đầu tư thành công !

Tác Giả: Hoàng Anh – OMG CENTRAL

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
3 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyễn Nguyễn
Nguyễn Nguyễn
1 năm trước

Rất hay, rất chi tiết

binance
6 tháng trước

Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.

Binance推荐奖金
3 tháng trước

I don’t think the title of your article matches the content lol. Just kidding, mainly because I had some doubts after reading the article.